Tết hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đây là thời gian mọi người tạm gác lại tất cả công việc để sum vầy, đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Ý nghĩa của ngày tết với mọi người là ngày đoàn viên, là ngày của năm cũ những cái cũ sẽ qua và đón chào những ngày mới tốt hơn vào năm mới.
Xưa nay, mọi người vẫn luôn quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Người Việt chúng ta có nhiều quan niệm về những việc nên làm và không nên làm vào ngày Tết để rước lộc vào nhà và đuổi vận đen đi. Vậy những điều nên làm trong ngày Tết, những điều kiêng kỵ trong ngày Tết là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.
Mục Lục Bài Viết
- 1 TẾT CỔ TRUYỀN LÀ GÌ? THỜI GIAN DIỄN RA TẾT CỔ TRUYỀN
- 2 NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀO DỊP TẾT
- 3 NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHÔNG NÊN LÀM VÀO NGÀY TẾT
- 3.1 Không về nhà muộn trước giao thừa
- 3.2 Không quét nhà, không đổ rác vào mùng 1
- 3.3 Không giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2
- 3.4 Không cho vay mượn
- 3.5 Tránh làm đỗ, vỡ đồ đạc
- 3.6 Không cãi nhau, to tiếng
- 3.7 Không mặc quần áo màu trắng, màu đen
- 3.8 Không mở tủ đầu năm
- 3.9 Không cho lửa, nước đầu năm
- 3.10 Không ăn những món ăn có ý nghĩa xui xẻo
- 3.11 Không buồn, không khóc
- 3.12 Không đón người có tang đến xông đất, và không đi xông đất khi có tang
- 3.13 Không bỏ thừa đồ ăn
- 3.14 Không mua những vật sắc, nhọn
- 3.15 Không đóng cửa nhà ngày đầu năm mới
- 3.16 Không nói tục tĩu và những điều xui xẻo
- 3.17 Không cắt tóc, cắt móng tay, móng chân
- 3.18 Không chúc tết người đang nằm
- 3.19 Không vỗ vai, quàng vai ngày tết
- 4 ĐÓN SỐ THẦN TÀI MAY MẮN PHÚT GIAO THỪA TẠI NHÀ CÙNG 911VTVTC
TẾT CỔ TRUYỀN LÀ GÌ? THỜI GIAN DIỄN RA TẾT CỔ TRUYỀN
TẾT CỔ TRUYỀN
Tết Cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngày lễ này được tính theo Âm lịch và tuy rằng thời khắc chuyển giao giữa hai năm chỉ có vài phút nhưng người Việt ăn Tết cổ truyền trong nhiều ngày.
Tết cổ truyền ở Việt Nam hầu như đã thu ngắn lại, chỉ còn khoảng 7 – 10 ngày. Một số vùng vẫn giữ tập tục ăn Tết lâu hơn, khoảng nửa tháng hoặc hơn một chút. Ngoài ý nghĩa tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, Tết Cổ truyền của người Việt còn có ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp và gặp gỡ trong vui mừng hân hoan.
THỜI GIAN DIỄN RA TẾT
Tết Nguyên đán được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thông thường sẽ muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm Âm lịch. Vậy nên thời điểm bắt đầu Tết Nguyên đán sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 10 tháng 02.
Giai đoạn này bắt đầu từ thời khắc giao thừa kéo dài tới ít nhất là mùng 6 Tết âm lịch. Vào thời khắc giao thừa (tức 24h ngày 30 đến 1h ngày mùng 1 âm lịch), người Việt sẽ hân hoan chào đón năm mới. Nhiều người sẽ làm lễ cúng giao thừa, nhiều người lại đi xem bắn pháo hoa, đi nhà thờ, đi chùa hoặc đến các nơi công cộng đông đúc để cùng chào mừng năm mới.
Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT
Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Là ngày để con cháu tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên. Tết còn là ngày may mắn và hy vọng, với mong muốn những điều không vui, không may mắn sẽ qua đi, ngày mới lại đến. Tết còn mang ý nghĩa sum vầy đoàn viên, là dịp để mọi người về lại bên nhau gắn kết gia đình sau bao ngày xa quê, xa xứ vất vả.
NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀO DỊP TẾT
Đi chùa cầu an, cầu phúc
Đi chùa vào dịp đầu năm đã trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vào những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình cùng nhau đi lễ chùa để mọi người cầu bình an, may mắn đến với gia đình; rũ bỏ những phiền muộn của năm cũ, giữ cho tâm hồn an yên và hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn.
Viếng mộ tổ tiên, ông bà
Sau một năm vất vả, xuôi ngược mưu sinh nơi đất khách quê người thì Tết là dịp để mỗi người trong chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên, thể hiện lòng thành kính đối với những người đã khuất. Đi tảo mộ vào ngày Tết là để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, thể hiện tấm lòng thành kính và bày tỏ sự nhớ ơn của thế hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên. Đây là một nét văn hóa tốt đẹp và cũng là một phong tục tập quán lâu đời của dân tộc ta.
Mua muối, mua gạo
Đầu năm mua muối vào ngày đầu năm mới là hành động mua sự mặn mà cho gia đình, hy vọng gia đình có một năm hòa thuận, yên ổn, các thành viên yêu thương, gắn bó với nhau. Mua gạo mang ý nghĩa nhà lúc nào cũng có cái ăn, đủ đầy.
Mặc quần áo mới, màu sắc sặc sỡ
Màu đỏ, màu vàng là những màu sắc được ưa chuộng nhất trong những dịp Tết đến xuân về. Đỏ, vàng cũng là những màu tượng trưng cho may mắn, tài lộc; vì thế, trong những ngày đầu năm mới, các bạn lưu ý lựa chọn những trang phục có màu sắc rực rỡ, tươi trẻ.
Quét dọn, trang trí nhà cửa
Quét dọn nhà cửa, sạch sẽ gọn gàng sẽ khiến không gian của bạn thêm phần mới mẽ, vận khí hanh thông, năm mới đến với nhiều điều may mắn đến. Tết đến, xuân sang thì nhất định không thể thiếu hoa tươi. Theo quan niệm của người Á Đông, hoa nở trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Không chỉ thế, trang hoàng nhà cửa bằng cây hoa cảnh còn giúp tô điểm cho ngôi nhà thêm lộng lẫy và mới mẻ.
Xông đất, xông nhà
Xông đất, xông nhà là tục lệ đã có lâu đời tại nước ta. Nhân gian quan niệm rằng, vào ngày mùng 01 đầu năm, người đầu tiên tới chúc Tết gia đình nếu hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ thì gia đình sẽ có một năm may mắn, tài lộc, làm ăn thuận lợi.
Mua vé số đón thần tài
Mua vé số đầu năm là một trong những hành động cầu may mắn của người dân tại miền Nam. Những tờ vé số chỉ có giá vài ngìn đồng là cách để thử vận may đầu năm, việc này không quan trọng trúng hay không mà với họ vé số tượng trưng cho Thần tài nên đây chỉ là cách thử vận may và rước thần tài đến.
Vui vẻ, tươi cười
“Đầu năm hạnh phúc, cả năm sung túc”. Bước sang một năm mới, bạn nên rũ bỏ tất cả những chuyện không vui của năm cũ, tích cực, lạc quan đón nhận một năm mới hạnh phúc và tốt đẹp hơn.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHÔNG NÊN LÀM VÀO NGÀY TẾT
Không về nhà muộn trước giao thừa
Người miền Nam quan niệm rằng dù đi đâu chơi cũng phải về nhà trước thời khắc giao thừa. Bởi vì nếu về không kịp, năm mới bạn sẽ phải bôn ba, vất vả. Có mặt tại nhà ngay tại cùng gia đình ngồi bên nhau cùng chờ đợi thời khắc năm cũ bước qua, năm mới bước lại cả nhà quây quầng bên nhau cũng là việc gắn kết tình cảm gia đình bền chặt hơn.
Không quét nhà, không đổ rác vào mùng 1
Dân gian cho rằng, quét nhà và đổ rác vào 3 ngày đầu năm sẽ hất lộc ra ngoài, gia đình trở nên nghèo túng. Vì thế, các gia đình nên lưu ý không quét nhà vào ngày đầu năm mới; hoặc cũng có thể quét nhà, tuy nhiên gom vào một góc chứ không đổ đi.
Không giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2
Mùng 1 và mùng 2 Tết được xem là ngày sinh của Thủy thần. Vậy nên, việc giặt quần áo vào những ngày này là một hành động mạo phạm sự tôn nghiêm của thần linh, dẫn đến điềm xui xẻo sẽ kéo đến trong năm mới.
Không cho vay mượn
Vay, mượn hay đòi nợ vào ngày đầu năm là điều cấm kỵ. Việc cho người khác vay tiền giống như việc dâng tiền cho người khác, dâng đi tài lộc của gia đình nên cần lưu ý tránh việc cho vay tiền hay mượn nợ ngày Tết.
Tránh làm đỗ, vỡ đồ đạc
Đổ, vỡ đồ đạc giống như một “điềm báo” không hay; báo hiệu cho việc chia ly, chia lìa, tan vỡ. Vì thế, phải thật thận trọng trong những ngày đầu năm, tránh làm đổ vỡ các đồ đạc trong gia đình.
Không cãi nhau, to tiếng
Ngày đầu năm cãi nhau, to tiếng, cả năm gia đình bất hòa. Vì thế, cần kiềm chế cảm xúc, giữ không khí gia đình êm ấm, thuận hòa để quanh năm gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
Không mặc quần áo màu trắng, màu đen
Màu đen và trắng tượng trưng cho 2 màu tang tóc, đau thương. Thế nên, những ngày đầu năm mới cần kiêng kỵ quần áo chứa quá nhiều 2 màu này. Nên lựa chọn các trang phục có màu sắc rực rỡ như màu đỏ, màu vàng để mang lại may mắn cho cả năm.
Không mở tủ đầu năm
Việc mở tủ quần áo, tủ đựng tiền hay bất kỳ loại tủ gì vào đầu năm đều sẽ gây ra sự thất thoát về tiền tài và may mắn của gia đình. Thế nên, các gia đình nên chuẩn bị sẵn quần áo trước giao thừa, tránh việc mở tủ vào ngày đầu năm.
Không cho lửa, nước đầu năm
Theo phong thủy, “lửa” tượng trưng cho sự may mắn, còn “nước” tượng trưng cho tài lộc – “Tiền vào như nước”. Vì thế, nếu bạn cho đi “lửa” hoặc “nước” nghĩa là bạn đang cho đi may mắn, tài lộc của gia đình mình.
Không ăn những món ăn có ý nghĩa xui xẻo
Một số món ăn nên tránh vào những ngày đầu năm như: Trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó,… Vì đây là một số món ăn không tốt cho dịp đầu năm, đem lại vận xui, điềm xấu cho gia đình.
Không buồn, không khóc
ào những ngày đầu năm mới, bạn nên kiềm chế kiểm soát cảm xúc để tận hưởng một năm vui tươi, trọn vẹn. Ông bà ta cũng quan niệm, mùng 01 đầu năm: Buồn tủi, khóc lóc thì cả năm cũng sẽ như vậy.
Không đón người có tang đến xông đất, và không đi xông đất khi có tang
Xông đất, xông nhà năm mới là tục lệ đã có lâu đời ở nước ta. Theo người xưa quan niệm. người đầu tiên đến chúc Tết gia đình nếu hợp tuổi, hợp mệnh thì gia chủ sẽ có một năm thuận lợi, tài lộc và nhiều may mắn.
Vì thế, “người có tang” không được đi xông đất nhà người khác vì có thể mang vận xui xẻo đến cho gia chủ trong năm đó.
Không bỏ thừa đồ ăn
Lãng phí thức ăn là điều khó tránh khỏi vào ngày tết. Tuy nhiên, nên chuẩn bị món ăn vừa đủ, tránh việc chuẩn bị quá linh đình, dẫn đến việc bỏ thừa đồ ăn. Điều này không chỉ gây lãng phí mà còn khiến gia đình cả năm làm ăn thất bát, mất mùa, đói khát,…
Không mua những vật sắc, nhọn
Các vật sắc, nhọn như: Dao, kéo, … thường mang sát khí lớn, mang ý nghĩa không hay: gây chia ly, cắt đứt các mối lương duyên,… Chính vì thế, vào đầu năm mới, các bạn nên cất bớt các vật sắc, nhọn, chỉ chừa lại những vật dụng thật sự cần thiết.
Không đóng cửa nhà ngày đầu năm mới
Trong những ngày đầu năm, thần tài sẽ gõ cửa mang may mắn, tài lộc tới từng nhà. Nhân gian quan niệm rằng, nếu đóng cửa vào những ngày này, thần tài sẽ không ghé vào nhà bạn được, điều này bị xem là bất kính, dẫn đến cả năm thiếu may mắn, tài lộc, làm ăn không thuận lợi.
Không nói tục tĩu và những điều xui xẻo
Đầu năm, đầu tháng, bạn nên lưu ý đến lời ăn tiếng nói, nói lời hay ý đẹp, tránh những điều xui xẻo, tránh nói điều “gỡ”. Ông bà ta cũng cho rằng, nếu nói những điều không may mắn vào dịp Tết, thành linh nghe được sẽ biến nó thành sự thật. Đây chỉ là quan niệm tâm linh trong nhân gian, tuy nhiên, không chỉ đầu năm mới mà bất cứ lúc nào chúng ta cũng chỉ nên dành lời hay, ý đẹp thì cuộc sống mới trở nên tích cực và may mắn
Không cắt tóc, cắt móng tay, móng chân
Cắt tóc, cắt móng tay, móng chân là những điều cấm kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam. Ông bà ta quan niệm rằng tóc, móng gắn liền với cơ thể của con người, chúng đại diện cho sức khỏe. Nếu cắt bỏ những thứ đó vào ngày đầu năm tức là đang cắt đi vận may và sức khỏe của chính mình.
Không chúc tết người đang nằm
Theo ông bà ta quan niệm, việc chúc tết những người đang nằm mang ý nghĩa trù ẻo: Bệnh liệt giường, ốm nặng,… Vậy nên bạn nên lưu ý, có thể đợi họ thức dậy hoặc ghé chúc vào một ngày khác
Không vỗ vai, quàng vai ngày tết
Vào những ngày Tết, hành động vỗ vai, quàng vai người khác là một trong điều kiêng kỵ mà mọi người nên lưu ý. Theo quan niệm xưa, vỗ vai và quàng vai ngày đầu năm mới sẽ khiến người khác gặp xui xẻo, lận đận đường tình duyên, rạn nứt tình cảm,…
ĐÓN SỐ THẦN TÀI MAY MẮN PHÚT GIAO THỪA TẠI NHÀ CÙNG 911VTVTC
Tết là thời gian nghỉ ngơi, giải trí của tất cả mọi người, nên việc bạn ra đường tìm kiếm một người bán vé số, một đại lý hay một cơ sở bán vé số là điều khá là vất vả và mất thời gian. Nhất là thời điểm giao thừa thì việc mua vé số là hoàn toàn không thể. Điều này đôi khi sẽ làm lỡ mất cơ hội đón thần tài, thỉnh lộc lá của bạn vào ngày đầu năm mới.
Việc mua xổ số sẽ trở nên dễ dàng và tiện lợi khi bạn tham gia xổ số online tại 911vtvtc, tại đây bạn có thể mua bất kì hình thức xổ số nào như: xổ số miền Bắc, xổ số miền Nam, xổ số miền Trung hay hình thức xổ số điện toán. Hình thức xổ số tự chọn này được cho là được mọi người hưởng ứng hơn, bởi lẻ họ có thế chọn lựa con số mà mình muốn, con số hợp với tuổi của họ vào năm đó cơ hội may mắn và đón thần tài sẽ dễ dàng hơn.